Áp xe phổi có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Thứ Ba Tháng Ba 3, 2020

Bệnh áp xe phổi dễ dẫn tới biến chứng giãn phế quản quanh ổ áp xe, viêm màng tim, viêm màng não, ho có máu, suy hô hấp và dẫn tới tử vong. Điều trị căn bệnh này rất khó khăn, tốn kém vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng!

Áp xe phổi là gì? Triệu chứng áp xe phổi

Áp xe phổi hình thành do viêm nhiễm, hoại tử cấp do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tạo thành ổ mủ trong nhu mô phổi. Bệnh trải qua ba giai đoạn:

  • Ổ mủ kín (viêm)
  • Giai đoạn ộc mủ
  • Ổ mủ thông đến phế quản

 

Hình ảnh xquang áp xe phổi

Triệu chứng bệnh áp xe phổi

Bệnh thường có biểu hiện qua từng giai đoạn như:

  • Giai đoạn ổ mủ kín

  • Bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm vàng, xanh hoặc có máu.
  • Sốt trên 39 độ C
  • Đau tức ngực, hó thở, thở nhanh và nông
  • Môi khô, tiểu ít, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn vọt
  • Một vài trường hợp khởi phát chậm như hội chứng cúm.
  • Xét nghiệm máu thấy lượng bạch cầu tăng.
  • Hình ảnh Xquang phổi thấy tổn thương mờ hình tam giác.
  • Khám phổi có hội chứng đông đạc và ran nổ trong vùng phổi hoặc có hội chứng 3 giảm. Đó là: Giảm rung, gõ đục, giảm âm.
  • Giai đoạn ộc mủ

Bắt đầu sau khoảng 1 – 2 tuần khi áp xe vỡ và vào phế quản. Người bệnh sẽ có triệu chứng:

  • Ho và đau tăng lên đột ngột.
  • Ộc ra mủ đặc quánh màu vàng, nâu hoặc xanh có mùi hôi.
  • Vã mồ hôi, mệt lả, sốt
  • Sau ộc mủ, sốt giảm dần, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, ăn và ngủ được. Sốt giảm đi khi khạc mủ được nhiều, nếu khạc ít thì vẫn bị sốt cao. Người bệnh ộc mủ nhưng vẫn sốt cao có thể do áp xe chưa vỡ mủ, Khi đó khám phổi sẽ thấy hội chứng đông đặc và ba giảm.
  • Nếu ổ áp xe quả lớn khi vỡ sẽ gây ngập 2 bên phổi dẫn đến suy hô hấp.

Ổ áp xe phổi

  • Giai đoạn ổ mủ thông đến phế quản

  • Ho dai dẳng khi người bệnh thay đổi tư thế.
  • Khạ mủ ít hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên do mũ dẫn lưu kém vẫn còn bị ứ trong phổi.
  • Khám phổi có hiiuj chứng hang khi có tiếng thổi hang rõ rệt và ran ẩm khá to hạt. Xquang phổi nhìn thấy được nhiều hang dạng tròn. Trong hang có nước, mức phí, bờ dày, tổ chức phổi đông đạc.

Ai dễ mắc bệnh áp xe phổi

Do ổ áp xe phổi tạo thành khi phổi bị viêm nhiễm, hoại tử bởi:

  • Vi khuẩn là mủ: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm A, Klebsiella, trực khuẩn mủ xanh, E.Coli và những cầu khuẩn kỵ khí.
  • Nấm như Candida Abicans, Aspergilus và Mucor.
  • Ký sinh trùng: Amíp, sán lá phổi
  • Kén hơi bội nhiễm, ung thư phội nhiễm,….
  • Hoại tử trong bệnh bụi phổi
  • Các ổ nhồi máu phổi vì tắc mạch, viêm mạch máu như viêm nút quanh động mạch, bệnh u hạt…

Vì thế những người bị các bệnh trên dễ bị áp xe phổi.

Ngoài ra, bệnh nhân sau gây mê, thở máy, đặt nội khí quản, người bị chấn thương lồng ngực có dị vật như đất đá, mảnh đạn; bệnh nhân mắc bệnh tai – mũi – họng sau phẫu thuật.

Người bị giãn phế quản, đáo tháo đường, bệnh phổi như bệnh phổi mạn tính hoặc nghiện rượu, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá, thuốc lào có thể yếu tố nguy cơ cao bị bệnh áp xe phổi.

Bệnh nhân sau gây mê, thở máy là đối tượng dễ bị áp xe phổi

Áp xe phổi có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?

Để có thể trả lời câu hỏi “áp xe phổi có nguy hiểm không”, bạn cần biết những biến chứng bệnh có thể xảy ra:

  • Tràn mủ màng phổi: áp xe phổi chữa trị lâu ngày không khỏi, khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi có thể gây ra tràn mủ màng phổi, tràn khí màng phổi nặng, viêm mủ trung thất và viêm mủ màng tim.
  • Ho có máu: Những cơn ho có máu thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị áp xe phổi, do những mạch máu lớn bị vỡ, nhất là khi ổ áp xe ở gần rốn phổi.
  • Nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng: Ổ áp xe bị vỡ vi khuẩn có trong ổ áp xe có thể xâm nhập vào máu gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết. Hai biến chứng này có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh.
  • Ngoài ra, áp xe phổi cũng gây xơ phổi, giãn phế quản, thận nhiễm bột hay áp xe não.

Như vậy, áp xe phổi là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu sớm được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Áp xe phổi có lây không?

Hiện nay, áp xe phổi có lây không vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng do tính chất là bệnh viêm nhiễm nên nhiều người cho rằng bệnh lây nhiễm. Vì thế, việc điều trị và phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết.

Áp xe phổi có lây không?

Cách điều trị và chăm sóc người bị áp xe phổi hiệu quả

Điều trị nội khoa tích cực là dùng kháng sinh sớm, phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở nên với liều cao ngay từ đầu là phương pháp tốt nhất để chữa áp xe phổi. Các phương pháp dẫn lưu ổ áp xe, dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực có thể áp dụng để chữa trị.

Điều trị nội khoa áp xe phổi

Nguyên tắc điều trị dựa vào kháng sinh đồ để chọn kháng sinh đúng với nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp chọn Penixilin. Nên phối hợp 2 loại thuốc kháng sinh, liều cao, kéo dài. Dùng đến khi hình ảnh Xquang áp xe phổi chỉ còn giải mờ nhỏ.

Thuốc điều trị triệu chứng: Long đờm, hạ sốt, an thần, bù nước và điện giải.

Dẫn lưu ổ áp xe: Dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả.

Điều trị ngoại khoa áp xe phổi

Chỉ dùng khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc đã điều trị nội khoa đúng phương pháp và tích cực ít nhất 3 tháng mà không có kết quả.

Phương pháp là cắt thùy phổi hoặc cắt cả 1 bên phổi. Tuy nhiên, điều trị kháng sinh có hiệu quả nên chỉ định phẫu thuật là rất hiếm.

Vệ sinh sạch sẽ răng-hàm-mặt sẽ giúp phòng ngừa áp xe phổi

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh áp xe phổi

Việc điều trị căn áp xe phổi rất khó khăn, phức tạp, tốn kém chi phí. Đặc biệt, bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, mỗi người cần có ý thức phòng ngừa bệnh áp xe phổi như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng, mũi và họng thường xuyên nhằm tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi.
  • Vào mùa lạnh nên mặc nhiều quần áo ấm, nhất là vùng cổ và ngực.
  • Tránh các dị vật rơi vào đường thở như hạt cơm hoặc các loại thức ăn khác.
  • Điều trị tích cực, đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa khi nhiễm khuẩn tai-mũi-họng hoặc răng-hàm-mặt.

Qua những phương pháp phòng bệnh áp xe phổi đơn giản trên, hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng một cách thường xuyên và đều đặn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh nan y khó chữa trị này.

THAM KHẢO THÊM:

=>> Cách chữa viêm phế quản mãn tính không tốn một xu!

Nguồn: https://viemphequan.net/

Nguồn: https://viemphequan.net/ap-xe-phoi.html

Xem thêm:
Lợi ích từ việc ăn chanh dây Áo chống tia UV giúp phòng ngừa ung thư da Nấm lim xanh giá bán bao nhiêu tiền 1kg nhận biết các loại nấm lim

Trimipramine maleate Trimipramine maleate
Tác dụng|Liều dùng|Cách dùng|Tác dụng phụ|Thận trọng/Cảnh báo|Tương tác thuốc|Bảo quản ...