Viêm niệu đạo mãn tính chính là hệ quả tất yếu của tình trạng viêm cấp tính không nghiêm túc điều trị. Bệnh kéo dài khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn. Đồng thời các biến chứng cũng sẽ rất dễ phát sinh nếu không can thiệp điều trị bệnh kịp thời và đúng cách.
Niệu đạo là bộ phận sinh dục đảm nhận vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra bên ngoài. Đặc biệt với nam giới đây còn là cơ quan dẫn dịch tiết từ túi tinh ra bên ngoài cơ thể khi quan hệ tình dục.
Chính vì vậy khi niệu đạo gặp vấn đề bất thường thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước tiểu, khả năng xuất tinh. Đồng thời có thể gây ra các biến chứng liên quan đến chức năng sinh sản hay làm ảnh hưởng một số cơ quan lân cận.
Viêm niệu đạo chính là tính trạng niệu đạo bị các tác nhân (điển hình nhất là vi khuẩn Chlamydia, E. Coli, lậu cầu…) tấn công và gây viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ diễn tiến dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm niệu đạo mãn tính là thuật ngữ y tế đề cập đến giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này tình trạng viêm nhiễm thường diễn tiến dai dẳng gây khó khăn cho việc kiểm soát. Đồng thời các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể cũng sẽ dễ dàng phát sinh nếu không sớm can thiệp.
Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm niệu đạo mãn tính:
Riêng ở trường hợp đối với nam giới thì bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng đặc trưng khác. Điển hình như tiết dịch mủ màu trắng đục hay xanh ở bao quy đầu. Kèm theo đó là mùi hôi tanh khó chịu.
Bệnh viêm đường tiết niệu thường xảy ra do một số nguyên nhân như sau:
Dù cho nguyên nhân nào gây ra thì nếu phát hiện sớm và nghiêm túc điều trị cũng sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt. Ở một số trường hợp, bệnh kéo dài dai dẳng và chuyển biến mãn tính là do:
Nếu bệnh viêm niệu đạo còn ở giai đoạn cấp tính thì việc điều trị thường dễ dàng hơn. Và lúc này, các biến chứng cũng sẽ hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh chuyển biến mãn tính thì không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều trị mà còn dễ phát sinh biến chứng.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm niệu đạo mãn tính:
Lớp niêm mạc niệu đạo bị tổn thương nặng kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành sẹo cục bộ. Điều này làm cho diện tích trong ống niệu đạo bị thu hẹp lại. Từ đó đường di chuyển của dòng nước tiểu sẽ bị chặn và gây khó khăn khi tiểu, bí tiểu.
Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu diễn ra lâu ngày có thể phá vỡ chức năng bài tiết nước tiểu. Và đây được cho là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận. Số liệu thống kê cũng cho thấy rằng, có tới khoảng 25% bệnh nhân bị suy thận là do viêm niệu đạo mãn tính gây ra.
Tình trạng này thường gặp ở nam giới. Bởi niệu đạo cũng chính là đường đưa tinh dịch từ túi tinh ra ngoài. Viêm niệu đạo mãn tính có thể gây suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương. Nhiều trường hợp còn tăng nguy cơ bị hiếm muộn – vô sinh.
Niệu đạo là cơ quan nằm cận kề với các bộ phận khác. Ví dụ như bàng quang, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn. Chính vì vậy mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công những cơ quan này. Tình trạng viêm nhiễm sẽ tiếp tục lan tỏa trên diện rộng khiến cho quá trình khắc phục trở nên khó khăn hơn.
So với giai đoạn cấp thì khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc khắc phục sẽ trở nên khó khăn hơn. Lời khuyên cho bạn là hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng đắn.
Dùng thuốc được cho là giải pháp điều trị chính đối với bệnh viêm niệu đạo mãn tính. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc việc lên toa thuốc cho phù hợp.
Hiện nay, bệnh viêm niệu đạo cấp hay mãn cũng được chia làm 2 dạng. Đó là dạng viêm niệu đạo do lậu và không do lậu với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dựa theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà sẽ có phác đồ dùng thuốc tương ứng.
– Trường hợp viêm niệu đạo mãn tính không do lậu:
Đây là dạng bệnh thường gặp nhất. Các tác nhân gây bệnh trong trường hợp này có thể là vi khuẩn E.coli, Mycoplasma, Chlamydia, nấm Candida, các vi khuẩn kỵ khí có hại trong niệu đạo, phân, nước tiểu hay lây lan mầm bệnh viêm nhiễm từ bạn tình.
Thuốc được dùng cho trường hợp này có thể là kháng sinh kết hợp với các thuốc điều trị viêm niệu đạo mãn tính chuyên biệt. Mục đích là tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, đồng thời hỗ trợ chữa lành tổn thương. Cụ thể một số loại như sau:
Đây là một loại kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Thường được dùng với liều Doxycyline 100mg uống 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày. Thời gian uống kéo dài khoảng 1 tuần đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm dần.
Loại kháng sinh kìm khuẩn này cũng được dùng rất phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo mãn tính không đặc hiệu. Liều lượng Tetracyline 500mg uống 1 viên/ lần, tần suất 4 lần/ ngày. Thuốc cũng được dùng kéo dài khoảng 1 tuần. Đáp ứng tốt nhất với các trường hợp tác nhân gây bệnh là Chlamydia, Mycoplasma.
Azithromycin là loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng tiêu diệt mạnh với các loại vi khuẩn gram dương gây viêm niệu đạo mãn tính. Bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng Azithromycin gói 1g với liều duy nhất.
– Trường hợp viêm niệu đạo mãn tính do lậu:
Viêm niệu đạo mãn tính do lậu là dạng bệnh thường gây ra những triệu chứng đáng sợ hơn. Mức độ bệnh cũng nặng nề hơn nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và có phần phức tạp hơn.
Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh lậu chuyên biệt. Cùng với đó là kết hợp dùng các thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu. Cụ thể như sau:
Dùng thuốc Ceftriaxone 250g ở dạng thuốc tiêm bắp với 1 liều duy nhất. Kết hợp với nó là thuốc Doxycyline 100mg uống 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày trong 1 tuần liên tục.
Thuốc Spectinomycin 2g với 1 liều duy nhất có thể tiêm bắp thật sâu hay tiêm trong phần tư trên, ngoài của cơ mông đều được. Đồng thời kết
hợp với uống thuốc Doxycyline 100g 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày và đều đặn trong 7 ngày liên tiếp.
Dùng thuốc Cefotaxime 1g ở dạng thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất. Kết hợp với đó là uống thuốc Doxycyline 100g với liều lượng 1 viên/ lần, tần suất 2 lần/ ngày và duy trì đều đặn trong 1 tuần liền.
Tất cả các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm niệu đạo mãn tính cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay điều chỉnh liều khi chưa được cho phép. Nếu có vấn đề bất thường phát sinh hay phác đồ không đáp ứng diễn tiến của bệnh cần báo cáo lại ngay để bác sĩ kịp thời điều chỉnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh viêm niệu đạo mãn tính thì bạn cũng có thể kết hợp cùng các bài thuốc Nam. Thuốc Nam mặc dù cho tác dụng chậm nhưng lại lành tính và an toàn do tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên. Dưới đây là một số bài thuốc Nam người bệnh có thể tham khảo:
– Sử dụng râu ngô:
Râu ngô được biết đến là một dược liệu tự nhiên rất giàu vitamin A, K, B1, B2 cùng nhiều khoáng chất khác. Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ làm tăng sức đề kháng, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Từ đó cải thiện các chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu ở bệnh viêm niệu đạo.
– Bài thuốc từ lá chè xanh:
Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Cùng với đó là nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người như Tanin; vitamin A, B2, B3, B5, C; epigallocatechin-3-gallat; flavonoid,…
Đây cũng chính là loại thảo dược tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Không chỉ ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây viêm niệu đạo mãn tính mà còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
– Dùng tỏi chữa viêm niệu đạo mãn tính:
Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ chứa hàm lượng allicin dồi dào. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, tỏi cũng là nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn mạnh nên có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt.
Cách đơn giản nhất để dùng tỏi chữa viêm niệu đạo chính là thêm nguyên liệu này vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Có thể ăn sống, thêm vào các món ăn hay làm nước chấm đều đem lại những lợi ích nhất định.
Viêm niệu đạo mãn tính là bệnh lý khó điều trị dứt điểm nhưng nguy cơ tái phát lại rất cao. Chính vì thế mà bạn cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị, đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Dưới đây là các khuyến nghị cần thực hiện:
Viêm niệu đạo mãn tính mặc dù chưa đe dọa đến tính mạng nhưng để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ bác sĩ, cần chú ý đến các biện pháp tại nhà. Đồng thời tuân thủ thời gian tái khám để kiểm soát bệnh và xử lý kịp thời khi có rủi ro phát sinh.
Có thể bạn quan tâm: Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?