
Hành trình chữa viêm amidan cho con đầy xúc động của mẹ đơn thân
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng, cũng là hạnh phúc của hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, hành trình ấy vốn chẳng hề bằng phẳng, đặc biệt là với một người mẹ đơn thân như chị Trần Mai Hoa. Cậu con trai kháu khỉnh mới 5 tuổi của chị đã trải qua gần 3 năm bị viêm amidan mãn tính. Cho đến khi chị tìm được phương pháp giúp con thoát khỏi căn bệnh này từ Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, căn nhà nhỏ mới một lần nữa tràn ngập tiếng cười.
Chuyện làm mẹ đơn thân và nỗi đau khi con bị viêm amidan
Kết hôn năm 20 tuổi, làm mẹ năm 21 tuổi. Nhưng chỉ một năm sau khi bé Pepsi chào đời, chị Mai Hoa đã ly hôn chồng và chính thức trở thành một người mẹ đơn thân.
Chuyện làm mẹ đơn thân ở một đất nước có nền văn hóa đậm chất Á Đông như Việt Nam vốn chẳng dễ dàng. Chị luôn gặp phải những ánh nhìn soi mói, kì thị của những người xung quanh. Họ luôn có những phỏng đoán, hiếu kỳ với cuộc sống “không chồng có con” của chị.
Đối diện với những ánh mắt như vậy, thường chị Hoa sẽ chọn cách mặc kệ. Thế nhưng, mọi chuyện lại không dễ dàng với chị khi vào năm 2017, cậu con trai Pepsi kháu khỉnh khi đó mới hơn 2 tuổi đã gặp một trận ốm nhớ đời rồi kéo theo căn bệnh viêm amidan mãn tính đến nhiều năm sau.

Pepsi bắt đầu chuỗi ngày đau ốm của mình chỉ sau 2 tuần đi nhà trẻ. Ban đầu chỉ là những cái hắt hơi, sụt sịt mũi rồi quấy khóc. Sau dần nặng hơn là ho dữ dội kèm theo sốt cao không dứt, họng sưng, amidan đỏ, lấm tấm đốm trắng. Bé không chịu ăn, khóc suốt ngày đêm. Đó là lần đầu tiên bé bị viêm amidan.

Lúc đó chị Hoa đã đưa bé đến bệnh viện Nhi Trung Ương để khám và lấy thuốc. Dùng hết thuốc chỉ 1 tháng sau đó, tình trạng này lại xuất hiện.
Thấy con có những dấu hiệu tương tự lần trước đó, chị Hoa nhanh chóng cầm đơn thuốc cũ ra hiệu thuốc gần nhà để lấy thuốc cho con uống. Hiệu quả vẫn rất nhanh.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng tiếp theo, tình trạng này lại tiếp tục tái diễn, chị Hoa lại đưa con đi bệnh viện để khám. Lúc này, bà mẹ đơn thân 23 tuổi mới tá hỏa rằng con trai mình đã bị viêm amidan mãn tính từ lúc nào chẳng hay.
“Lúc đó tôi còn khá trẻ. Đến cả việc chăm sóc bản thân còn chưa chỉn chu nói gì đến việc nuôi con. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết nhất thời đã khiến con gặp phải căn bệnh này.
Pepsi thường xuyên gặp những trận sốt 3 – 4 ngày không dứt. Họng và 2 bên amidan sưng đỏ đến mức làm thay đổi cả giọng nói của con. Nhiều tối, con còn thường xuyên ngủ ngáy và thường xuyên khóc đêm, ho rất nhiều. Mỗi đợt bệnh tái phát con đều ăn ít đi rất nhiều, quấy khóc suốt, dường như không nghịch ngợm, hoạt bát như trước kia nữa.
Những lúc con khóc, con hờn dỗi, gắt gỏng, nước mắt chỉ chực chờ rơi xuống. Có những tối nằm ôm con đang sốt 37 – 38 độ rồi khóc lóc, chỉ mong cơn sốt của con có thể truyền sang mình, chỉ mong được đau ốm thay con để con sớm khỏe lại…”, chị Hoa nghẹn ngào kể.
Căn bệnh viêm amidan mãn tính đã khiến bé Pepsi trở nên ốm yếu, gầy gò, nhẹ cân hơn những đứa trẻ xung quanh. Da con xanh xao, nói giọng mũi, nước mũi thò lò. Con dễ mệt mỏi nên ít chơi đùa và cũng chẳng có nhu cầu bắt chuyện với những đứa trẻ khác.
Ngày càng có nhiều sự bàn tán sau lưng 2 mẹ con, có thương hại, có đồng cảm, có cả kỳ thị. Điều này khiến chị Hoa cảm thấy vừa bất lực, vừa đau lòng.
Hành trình chữa viêm amidan cho con đầy nước mắt và BẤT LỰC
Vẫn biết đau ốm là chuyện thường ngày như cơm bữa ở trẻ nhỏ. Thế nhưng nhìn thấy con đau ốm, người vừa làm cha, vừa làm mẹ như chị Hoa không khỏi cảm thấy đau lòng gấp bội.

Suốt nhiều năm, chị Hoa đã đưa bé Pepsi đi rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ. Số đơn thuốc chị mang về cho con tưởng chừng còn nhiều số thuốc chị đã uống. Thế nhưng bệnh dường như không có nhiều chuyển biến.
Một vài bác sĩ khuyên chị nên đợi đến khi bé lớn hơn để tiến hành cắt amidan. Cũng có người bảo rằng, amidan giống như kháng sinh tự nhiên, nếu cắt sớm sẽ khiến hệ miễn dịch của con yếu hơn, dễ ốm hơn. Nhưng vấn đề của hiện tại là con mới 5 tuổi, chưa thể cắt amidan được. Ôm con trở về, lòng chị hoa lại tràn đầy sự hoang mang và bất lực.
Thuốc tây không hiệu quả, chị Hoa tìm đến các mẹo dân gian. Hễ có ai đó mách mẹo này, mẹo kia có thể chữa hoặc làm cải thiện amidan bị viêm cho con chị đều thử, từ mật ong, giấm táo, tỏi, bạc hà, đến đinh lăng, lược vàng…
Mỗi đêm khi con bắt đầu đi vào giấc ngủ, chị Hoa lại lên mạng tìm kiếm cách chữa bệnh viêm amidan cho con. Danh sách cách trị bệnh cho con ngày càng dài hơn. Cùng với đó là những cách không hiệu quả, bị gạch đi cũng dài lên không kém…
“Gần 3 năm, tôi đã thử hầu như mọi cách có thể làm nhưng đều bất lực trước bệnh viêm amidan mãn tính của con. Có những lúc khóc hết nước mắt vì không biết phải làm thế nào, khóc cho những thiệt thòi mà đáng lẽ ra con không phải nhận nếu gặp phải người mẹ tồi như mình”, chị Hoa chia sẻ.
Hi vọng mới từ bài thuốc chữa viêm amidan của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102
May mắn mỉm cười với người mẹ đơn thân tuổi còn đôi mươi khi chị Hoa tình cờ biết đến bài thuốc của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 và giúp Pepsi thoát khỏi căn bệnh viêm amidan mãn tính đeo bám gần 3 năm.
“Ngày đó tôi lang thang trên mạng tìm cách mới cho bệnh viêm amidan của con thì đọc được một vài bình luận của các bệnh nhân khác về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Có vẻ rất nhiều người đã chữa viêm amidan mãn tính tại bệnh viện này và cho hiệu quả tốt. Suy nghĩ đắn đo thôi thì “cố thêm lần nữa” tôi có đưa Pepsi đến đây để khám và lấy thuốc.”

Vì không đặt lịch khám trước nên chị Hoa phải xếp hàng lấy số mất khoảng 30 phút, sau đó mới bắt đầu đi làm các kiểm tra, xét nghiệm, nội soi họng, X-quang phổi.
“Ban đầu tôi khá ngạc nhiên vì ở bệnh viện YHCT tại sao lại cần làm những xét nghiệm này. Sau đó nghĩ lại thì thấy đây là một sự cải tiến, phát triển khá hữu ích. Bởi như vậy, bệnh nhân sẽ không cần đi xét nghiệm ở một đơn vị khác rồi mang kết quả đến. Bác sĩ thông qua kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá tình trạng bệnh chính xác hơn, kê đơn phù hợp hơn.”
Lấy xong kết quả xét nghiệm máu, X quang và nội soi mũi họng, mẹ con chị Hoa được hướng dẫn đến phòng chẩn mạch của bác sĩ Lê Phương, cũng là giám đốc chuyên môn bệnh viện.
Sau khi chẩn mạch và khám thực thể, bác sĩ Lê Phương kết luận bé Pepsi bị viêm amidan mãn tính. Mặc dù khối amidan 2 bên sưng không quá lớn tuy nhiên do kích thước hầu họng của bé khá nhỏ nên vẫn gây chèn ép. Điều này khiến bé liên tục ngủ ngáy, viêm họng, biến đổi giọng nói thành giọng mũi hơi khàn…
Nguyên nhân gây bệnh được bác sĩ Phương cho rằng xuất phát từ hệ miễn dịch của bé. Theo Đông y, hầu hết các bệnh lý hình thành do chính khí (có chức năng tương tự hệ miễn dịch) suy giảm, tạo điều kiện cho tà khí bên ngoài xâm nhập và gây tổn thương cho các cơ quan phủ tạng, thường là phế, tỳ, thận.
Đây đều là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, điều hòa khí huyết, duy trì sự sống bình thường khỏe mạnh cho cơ thể. Khi chúng suy yếu sẽ kéo theo bệnh tật và những hư tổn khác về thể trạng, trí tuệ của trẻ.
Nếu không được điều trị kịp thời, tận gốc từ bên trong, cơ thể trẻ sẽ ngày càng suy yếu, không chỉ dẫn tới các biến chứng của bệnh viêm amidan mà còn gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ ốm vặt.
Nhờ bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, con đã thoát khỏi bệnh viêm amidan mãn tính
Với tình trạng của Pepsi, bác sĩ Lê Phương kê cho con liệu trình chữa viêm amidan bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang theo nguyên tắc bổ chính khu tà.
Thành phần bài thuốc có hơn 30 vị thuốc nam như thục địa, tang diệp, liên kiều, bạch truật, ý dĩ, trần bì, cam thảo… Tất cả đều là những vị thuốc an toàn cho trẻ nhỏ, giúp trẻ bổ phế, kiện tỳ, loại bỏ bệnh tật, tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tai mũi họng và toàn thân rất tốt.

Vì Pepsi đã bị viêm amidan gần 3 năm nên phác đồ điều trị cho con có thể phải kéo dài khoảng 3 tháng, được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm: điều trị triệu chứng, loại bỏ căn nguyên và phòng bệnh, ngừa tái phát.
Với mỗi giai đoạn điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh thành phần thuốc dựa trên cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc của con. Từ đó giúp con có quá trình điều trị thuận lợi, sớm đạt kết quả tốt nhất.
Như được nhìn thấy hi vọng mới, chị Hoa nhanh chóng lấy thử 1 tháng thuốc và hiệu quả thật bất ngờ…
Tháng đầu tiên uống thuốc quả là thử thách không nhỏ với chị Hoa.
“Từ ngày Pepsi ốm, bé rất hờn dỗi và hay ăn vạ mẹ. Mỗi bữa ăn cũng phải dỗ mất nửa ngày mới hết 1 bát cơm. Vậy nên khi bắt đầu cho con uống thuốc sắc quả là một thử thách không nhỏ. Mặc dù thuốc không quá đắng và bác sĩ cũng kê thêm nhiều thuốc có vị ngọt nhưng bởi mùi vị lạ nên Pepsi vẫn không chịu uống.
Hết dỗ dành rồi dọa nạt. Sau gần nửa ngày, thuốc chỉ hết nửa bát mà con thì khóc đến mặt mũi đỏ gay, nước mắt, nước mũi tèm lem, trông thấy thương. Thế nhưng may mắn là những ngày sau đó tình trạng có vẻ khá hơn khi con bắt đầu chịu hợp tác.”
Còn về hiệu quả của thuốc thì…
“Ban đầu mình thấy hoang mang vô cùng bởi 2 mẹ con đã rất tốn công, tốn sức mỗi ngày uống 2 chén thuốc vậy mà tình trạng bệnh của con không thấy tiến triển gì hết. Các triệu chứng hầu như còn nguyên. Có chăng mình chỉ cảm thấy con đỡ mệt mỏi và bớt ho một chút thôi.
Lúc đấy mình như muốn khóc vì tưởng bị lừa. Sau đó có gọi điện đến bệnh viện thì được bác sĩ Lê Phương giải thích rằng thuốc dạng thảo dược, tác dụng từ từ nên cần thời gian để hấp thu và tích lũy.
Phải đến tuần thứ 3 thì mình bắt đầu nhận thấy những chuyển biến tích cực rõ rệt. Con không còn ho nhiều, quấy khóc nữa, đêm ngủ ngon hơn và không quấy khóc mấy nữa. Khi kiểm tra thấy họng, lưỡi đã hết đỏ. Con cũng bắt đầu ăn tốt hơn một xíu. Lúc đó mình đã vui lắm rồi.
Nhưng vui nhất phải kể đến lúc uống hết 2 tháng thuốc của bệnh viện, mang con đi kiểm tra, bác sĩ bảo amidan của con đã trở lại bình thường, không còn dấu hiệu sưng viêm, không thấy có đốm trắng mủ nữa. Hầu họng cũng không thấy dấu hiệu bất thường gì cả.
Khi ấy mình cảm thấy như bao nhiêu công sức cùng nỗ lực của mình đã được đền đáp vậy. Chẳng mong gì hơn, chỉ mong con mãi khỏe mạnh như vậy.”
Sau 2 tháng thuốc điều trị viêm amidan mãn tính của bệnh viện, giai đoạn còn lại là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và giúp bé ngăn ngừa tái phát bệnh.
Chị Hoa kể lại rằng, lúc uống tháng thuốc thứ 3 này, cậu bé Pepsi lanh lợi, hoạt bát ngày nào của chị đã trở lại. Con ăn uống nhiều hơn. Bất kể đồ ăn gì được mẹ cho bé đều cảm thấy thích thú. Nhờ vậy mà con đã bắt đầu tăng cân đều hơn.
Cơ thể đã khỏe nên con thích chơi đùa và kết bạn với những đứa trẻ gần nhà. Có hôm chơi nhiều đến mức mồ hôi thấm ướt lưng áo, bùn đất lấm lem nhưng con vẫn cười khanh khách, rất vui vẻ.

Giờ đây đã hơn 1 tháng kể từ thời điểm Pepsi kết thúc hành trình chữa bệnh viêm amidan mãn tính tại bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Cậu bé 6 tuổi đã khác hẳn thời điểm 4 tháng trước khi còn bị bệnh tật đeo bám, lanh lợi, khỏe mạnh, hoạt bát và không có dấu hiệu tái phát bệnh. Lúc này, mọi lo lắng, buồn phiền đã tan biến trên khuôn mặt người mẹ đơn thân trẻ tuổi.
Kết thúc câu chuyện này, chị Mai Hoa đã gửi đôi lời nhắn nhủ:
“Có nhiều người nghĩ làm mẹ đơn thân là dại dội nhưng cuộc sống vốn dĩ có nhiều biến cố không thể lường trước được. Và con cái luôn là động lực lớn lao nhất cho mọi người mẹ. Dẫu con mắc bệnh gì, là viêm amidan mãn tính hay những bệnh lý khó chữa khác, mẹ đừng nên nản lỏng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân, theo dõi triệu chứng, đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín sớm nhất để con chóng khỏe mạnh.”
Cuối cùng, chị Mai Hoa gửi lời cảm ơn đến bác sĩ Lê Phương và bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 đã giúp con trai chị thoát khỏi căn bệnh viêm amidan mãn tính gần 3 năm. Chị mong rằng, có thêm nhiều người mẹ biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 để có thêm nhiều đứa trẻ không còn phải chịu đựng nỗi đau của căn bệnh này.
BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102 Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 Địa chỉ:
Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239 Website: benhvientaimuihong102.org Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102 |
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU



Da đầu ngứa có vảy trắng là bệnh gì? Nguy hiểm thế nào? Làm sao để điều trị hết ngứa Cách pha chế nấm lim xanh - Uống nấm lim xanh có đắng hay không? Tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh gì ở cách dùng