Khi đọc nhãn thực phẩm, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết mật ong có sẵn trong siêu thị đều đã được tiệt trùng. Nhiệt độ cao của quá trình diệt khuẩn và thanh lọc có thể:
- Cải thiện màu sắc và kết cấu của sản phẩm
- Phá hủy các men trong mật ong
- Tránh kết tinh
- Kéo dài thời hạn sử dụng
Tuy vậy, quá trình này cũng có thể phá hủy nhiều chất dinh dưỡng có lợi của mật ong. Thậm chí, một số nhà sản xuất có thể thêm đường hoặc chất tạo ngọt vào mật ong thương mại để giảm chi phí.
Mật ong thô nguyên chất là loại mật sau khi lấy từ tổ ong chỉ được lược qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất và sáp ong trước khi đóng gói, nhờ đó mật vẫn giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng có lợi.
Khi lựa chọn mật ong, dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi, nguyên chất hay đã qua chế biến, bạn cũng nên cân nhắc giữa giá thành, lợi ích và mục đích sử dụng sản phẩm.
Bạn có thể quan tâm: Mật ong manuka – Nguồn dinh dưỡng quý báu không thể bỏ qua
Cách dùng mật ong trị đau họng

Một số cách giảm nhanh cơn đau họng mà bạn có thể tự làm tại nhà với thành phần mật ong:
- Uống trà hoặc nước chanh ấm pha với mật ong. (Tuy nhiên chỉ riêng việc ngậm một muỗng mật ong hay thêm vào nước lọc cũng đã có thể giảm ho, đau họng khá hiệu quả). Bạn có thể pha uống vài lần trong ngày tùy thích. Lưu ý, hãy hãm trà hoặc pha nước chanh trước, thêm mật ong sau khi nhiệt độ giảm bớt để tránh ảnh hưởng đến các chất trong mật.
- Gừng và mật ong. Dùng 2 thìa canh (25g) củ gừng đã mài hoặc thái nhỏ ngâm vào 1 cốc (225 mL) nước sôi trong 10 phút. Thêm 2 thìa cà phê (10 mL) mật ong và 1 thìa cà phê (5 mL) nước cốt chanh. Uống trước khi đi ngủ.
- Ngậm hoặc súc miệng bằng hỗn hợp gồm 2 thìa mật ong, 4 thìa giấm táo và một chút muối.
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên cho ăn mật ong thô sống vì có khả năng chứa vi khuẩn có hại cho hệ miễn dịch còn non kém của trẻ. Mật ong cũng có thể có tính axit vì vậy người bị trào ngược axit nên thận trọng khi dùng.