
Viêm da cơ địa ở chân có thể nhận biết sớm từ các dấu hiệu như da khô, ngứa, nổi sẩn đỏ, bong tróc và nứt nẻ. Bệnh thường diễn biến kéo dài, khó điều trị, dễ tái phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, cách nhận biết và phương án điều trị hiệu quả, tránh tái phát căn bệnh da liễu này.
Viêm da cơ địa là một dạng dị ứng da thường gặp, gây nên các tổn thương da kèm theo tình trạng khô ngứa, sưng đỏ, nổi sẩn gồ và nông trên bề mặt da. Bệnh có xu hướng tiến triển thành mãn tính, dễ tái phát và phát triển mạnh ở khu vực tay và chân.
Viêm da cơ địa ở chân là thuật ngữ chỉ chỉ tình trạng tổn thương da dạng mụn nước khu trú chủ yếu ở mặt bàn chân và lòng bàn chân. Những mụn nước này gây ngứa ngáy dữ dội và dễ lan rộng sang các khu vực xung quanh.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở chân thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da như nấm chân. Để nhận biết chính xác căn bệnh này, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa chân thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Sau đó, các tổn thương này sẽ chuyển sang giai đoạn liken hóa với đặc trưng là làn da khô, căng, nứt nẻ. Nếu không được điều trị sớm, vùng da chân này sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do thường xuyên tiếp xúc với khói bụi môi trường và nước bẩn.
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da chân cần được điều trị sớm:
Viêm da cơ địa ở chân là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh thường có tính chất di truyền, phát triển theo thời gian, bùng phát theo đợt hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác, cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
Viêm da cơ địa ở chân không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Do vậy, bệnh KHÔNG LÂY nhiễm từ người sang người. Người xung quanh có thể tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa bình thường mà không cần lo lắng về các tác nhân có thể lây lan.
Mặc dù không lây nhiễm nhưng viêm da cơ địa ở chân CÓ TÍNH CHẤT DI TRUYỀN. Nếu bố mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái sinh ra có thể mang gen bệnh lên tới 80%. Tỷ lệ này có thể thấp hơn dưới 60% nếu chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh.
Xét về mức độ nguy hiểm, các chuyên gia da liễu cho rằng, bệnh viêm da cơ địa ở chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều không gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc da. Hơn nữa do tính chất tái phát theo đợt và khó điều trị dứt điểm nên về lâu dài, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như:
Ngoài ra, những cơn ngứa ngáy đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa ở chân còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và chất lượng sống. Người bệnh có thể phải thường xuyên phải chịu đựng cảm giác bứt rứt, tâm lý nặng nề và mất ngủ dài ngày dẫn tới suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, Viêm da cơ địa ở chân hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để không tái phát. Hiện nay, nguyên tắc điều trị chủ yếu là cải thiện và kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tối đa tần suất tái phát bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng về tình trạng, mức độ diễn tiến nguy hiểm của bệnh, bởi bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ lây lan, cũng như ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều cách điều trị viêm da cơ địa, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay gồm:
Thuốc tây được dùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa nhờ hiệu quả tác dụng nhanh và tiện lợi khi sử dụng. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây bao gồm thuốc bôi ngoài và thuốc uống (hoặc tiêm). Thông thường, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc bôi. Nếu trường hợp viêm da nặng, tùy vào mức độ biểu hiện, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm thuốc uống để kiểm soát triệu chứng.
Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa ở chân bao gồm:
Thuốc bôi ngoài:
Thuốc uống: Với những trường hợp viêm da dị ứng nặng, người bệnh có thể được chỉ định thêm các thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng sinh, hạ sốt – giảm đau, kháng Histamin… dạng đường uống tùy vào triệu chứng cụ thể
Đông y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở chân bắt nguồn từ việc khí huyết khó lưu thông, chức năng can thận suy giảm, tâm tính căng thẳng. Lúc này nếu cơ thể bị nhiễm phong hàn, nhiệt độ sẽ gây tình trạng uất kết khí huyết, hình thành độc tố tích tụ dưới da. Tình trạng này càng kéo dài sẽ dẫn tới khí huyết hao tổn, khí hư sinh phong, da cơ yếu sinh phong sinh táo. Đây chính là căn nguyên hình thành các triệu chứng bên ngoài như ngứa, đỏ, khô, sần da ở bệnh viêm da cơ địa ở chân.
Để loại bỏ các triệu chứng này, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, đông y thường chú trong phương pháp chữa bệnh đi từ căn nguyên. Đó là thanh nhiệt, trừ phong, giải độc, cân bằng chức năng tạng can, thận, điều hòa khí huyết và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi căn nguyên được loại bỏ, các triệu chứng bên ngoài sẽ tự lui, đồng thời bệnh sẽ ít có cơ hội quay trở lại. Đây chính là cơ chế điều trị tận gốc, lâu dài và toàn diện của Đông y.
Một số bài thuốc đông y chữa viêm da cơ địa ở chân được nhiều người biết đến:
Ưu điểm của các bài thuốc đông y là cho hiệu quả lâu dài và toàn diện nhờ cơ chế tác động từ gốc. Bên cạnh đó, thuốc sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn, ít gây tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh. Nhờ vậy, hầu hết các đối tượng viêm da cơ địa ở chân như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, đang cho con bú đều có thể yên tâm sử dụng.
Liều lượng và thành phần của các bài thuốc có thể được thay đổi phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Do vậy, để đạt được hiệu quả mong muốn, người bệnh nên tìm tới các cơ sở khám chữa đông y uy tín để được thăm khám, bắt mạch và bốc thuốc thích hợp.
Nếu tình trạng viêm da cơ địa mới tiến triển, người bệnh có thể chủ động tự điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà như:
Lưu ý: Mặc dù khá an toàn và lành tính nhưng các mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở chân chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới tiến triển. Hiệu quả điều trị cũng khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Viêm da cơ địa ở chân là căn bệnh mãn tính, có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần. Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên khoa, người bệnh cũng cần phải chủ động chăm sóc và phòng bệnh theo những hướng dẫn sau:
Viêm da cơ địa ở chân là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh thường kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực để việc di chuyển, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Người bệnh nên trang bị các kiến thức cơ bản, tuân thủ điều trị bệnh sớm và đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
THÔNG TIN HỮU ÍCH