Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân và cách xử lý
Viêm dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính là căn bệnh thường gặp do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng cho việc điều trị bệnh.Ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết về căn bệnh viêm dạ dày cấp này.
Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích từ các tác nhân bên ngoài dẫn đến tổn thương. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày cấp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp, nhưng dựa vào yếu tố phát sinh mà người ta chia ra nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày cấp thành 2 loại là viêm dạ dày cấp do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Cụ thể như sau:
Yếu tố ngoại sinh:
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Ngày nay, khoa học đã tìm thấy vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.P có khả năng tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
- Do đồ ăn, thức uống có chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: Những món cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ, lạm dụng quá nhiều rượu, bia…
- Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt…
- Các chất ăn mòn như thủy ngân, muối kim loại nặng, acid sunphuric…
Yếu tố nội sinh:
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…
- Tăng urê hoặc đường trong máu cao
- Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, sau cuộc mổ lớn, sốc, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư… là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vụ), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân bệnh đau dạ dạ dày cấp chia thành 4 dạng chính với các biểu hiện sau:
- Viêm long dạ dày: là tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Người bệnh thường có biểu hiện căng tức, nóng ran vùng thượng vị, kèm theo đó là nôn với choáng.
- Viêm dạ dày thể xuất huyết: Ở dạng này niêm mạc dạ dày có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc, các vết xước, chảy máu chính là do vỡ mạch máu lớp tiết chính. Nguyên nhân chính là do tác động của rượu bia, các thuốc NSAIDs gây ra. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock.
- Viêm dạ dày thể ăn mòn: Do sự tác động liên tiếp của các chất kích ứng lên niêm mạc dạ dày làm phù nề và hoại tử tại chỗ, sau 1 thời gian sẽ để lại những mô sẹo. Biểu hiện chính là đau vùng thượng vị, nôn, nôn ra máu, nếu bị nặng thì có thể gây shock.
- Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn, ở dạng này dạ dày bị viêm tấy, mưng mủ các vách niêm mạc. Tình trạng viêm nhiễm mâng mủ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc.
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp như thế nào?
Để chẩn đoán đau dạ dày cấp ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần hỏi kỹ tiền sử và gia đình người bệnh (trước khi đau bụng cấp tính, người bệnh ăn, uống gì, tiền sử và gia đình có ai bị bệnh dạ dày không…). Khi đã cấp cứu qua khỏi cơn đau có thể tiến hành chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang (nếu chắc chắn không bị thủng dạ dày) hoặc nội soi dạ dày, nếu người bệnh chưa, uống ăn gì.
Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu bởi vì biết rõ vị trí viêm, qua nội soi có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm, trong đó xét nghiệm tìm vi khuẩn HP là hết sức cần thiết bằng kỹ thuật nhuộm Gram và làm phản ứng sinh học phân tử PCR. Nếu thấy cần thiết có thể chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác gây đau bụng. Xem: Phương pháp nội soi chuẩn đoán bệnh đau dạ dày
Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp được đánh giá là chứng bệnh nguy hiểm, cần điều trị sớm và kịp thời, nếu không, sẽ xảy ra những biến chứng như:
- Thủng dạ dày: bệnh nhân sẽ có những cơn đau dữ dội, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
- Hẹp môn vị: bệnh nhân nôn ói, đau bụng, nôn ra thức ăn
- Xuất huyết đường tiêu hóa: đi cầu ra máu đỏ, hoặc phân có màu đen
- Ung thư dạ dày: Đây là chứng bệnh rất thường gặp nếu như viêm dạ dày cấp không được điều trị kịp thời.
Làm gì khi bị viêm dạ dày cấp?
Việc đầu tiên bạn phải làm khi bị viêm dạ dày cấp là dừng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
- Trước hết điều trị triệu chứng, nhất là giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn, bởi vì, dịch vị càng xuất tiết nhiều càng kích thích niêm mạc dạ dày càng gây đau, gây nôn.
- Nếu bị ngộ độc thực phẩm cần rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
- Bạn nên uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng
- Nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ phần niêm mạc dạ dày.
- Ăn từ từ, nhai kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn giữ đều đặn
- Lúc đầu mới bị thì nên ăn những thức ăn loãng, sau đó khi bệnh ổn định thì người bệnh ăn những thức ăn đặc hơn
Nếu vẫn cảm thấy đau và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đưa bệnh nhân đến khám tại các trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán và xác định mức độ bệnh để có những hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Lời khuyên của thầy thuốc
Chế độ ăn, uống hàng ngày là hết sức quan trọng với người bệnh đau dạ dày vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày cần chú ý các điểm sau:
- Không ăn quá chua, cay, hạn chế uống rượu, bia nhất là những người đang bị đau dạ dày
- Nên ăn đúng bữa, không ăn vội vàng, cần nhai kỹ, muốn vậy không nên cho canh vào cơm khi ăn (rất khó nhai kỹ).
- Nên có cuộc sống thường ngày vui vẻ, tránh căng thẳng, stress không cần thiết.
- Không nên thức khuya (quá 23h), không thức dậy quá sớm (trước 5h00).
- Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, các dụng cụ dùng trong ăn, uống hàng ngày nên rửa sạch, sát trùng bằng nước nước đun sôi (vì vi khuẩn HP lây theo đường ăn uống).
Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp. Qua đó các bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với căn bệnh vì bệnh dạ dày cấp thường gặp do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tâm trạng luôn thoải mái sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Xem thêm>> Bữa sáng cho người bệnh viêm dạ dày
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác nhất
- Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
- Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
- Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?
Kháng sinh điều trị gout Nơi mua nấm lim xanh ở Kiên Giang có báo giá nấm lim xanh tốt nhất Cách nhận biết nấm lim xanh tự nhiên thật giả từ hình ảnh và địa chỉ mua uy tín